Thông Tin Chi Tiết Về Ba Kích Tím
- Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì ( Quảng Ninh), Sáy Cáy (Thái), Thao tày cáy ( Tày), Ba kích thiên ( Trung Quốc).
- Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi thấp các tỉnh trung du , miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang , Phú Thọ
- Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoàng Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Cách chế biến ba kích khô
- Rễ cây cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy phần cuur có đường kính 0,5cm trở lên
- Phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt ( tránh dập nát)
- Tiếp tục phơi , sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong
- Cuối cùng là cắt thành từng đoạn ngắn 10cm và sử dụng
Cách chế biến ba kích tươi
- Củ ba kích sau khi mang về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
- Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thịt và rút bỏ lõi
- Phần thitj của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu)
- bỏ phần lõi , không sử dụng


Tác dụng của ba kích
- Ba kích vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận
- Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp
- Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai
- Tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm
Rượu ba kích có tác dụng
- Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới
- Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm
Kiêng Kỵ
- Người âm hư hỏa vượng ( sốt nhẹ về chiều)
- Táo kết không dùng
admin –
Ba kích nhà bác ngâm Tím thật. Chuẩn Ba chẽ nên thơm
Tín –
Sao phải tách lấy lõi?
admin –
Lõi của Củ Ba Kích ko tốt cho Tim Mạch